Máy giặt Electrolux, điều hòa, tủ lạnh Electrolux, máy sấy Electrolux, bút soi quang,

02:38 EDT Thứ ba, 19/03/2024

Máy giặt Electrolux, điều hòa, máy sấy electrolux

Tin tức cập nhật, tư vấn tiêu dùng, tin dòng họ Hoàng & Huỳnh VN

Trang nhất » Tin Tức » Dòng họ Hoàng - Huỳnh

Huỳnh Công Nhẫn: Vị thần thành hoàng của vùng đất Lái Thiêu

Thứ tư - 15/10/2014 22:58
Huỳnh Công Nhẫn: Vị thần thành hoàng của vùng đất Lái Thiêu

Huỳnh Công Nhẫn: Vị thần thành hoàng của vùng đất Lái Thiêu

Huỳnh Công Nhẫn: Vị thần thành hoàng của vùng đất Lái Thiêu

Câu ca dao này đã gợi nhớ về thời mở đất phương Nam của lưu dân người Việt vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, trước khi quan Chưởng hầu Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh triều đình nhà Nguyễn đến đây đặt bộ máy cai trị và chia địa giới hành chính Biên Hòa - Gia Định (1698).

TRẦN THANH ĐẠM
25/07/2012
“Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định - Đồng Nam thì về”
(Ca dao)
Câu ca dao này đã gợi nhớ về thời mở đất phương Nam của lưu dân người Việt vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, trước khi quan Chưởng hầu Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh triều đình nhà Nguyễn đến đây đặt bộ máy cai trị và chia địa giới hành chính Biên Hòa - Gia Định (1698).
Theo sách “Nam kỳ phong tục nhân vật diễn ca” của Nguyễn Liêm Phong, xuất bản tại Sài Gòn, năm 1909 và các bô lão vùng Bưng Bố (Bình Hòa), Phú Hội (Vĩnh Phú) kể lại, có rất nhiều giai thoại về ông Huỳnh Công Nhẫn ở vùng đất Lái Thiêu xưa - Đoàn của ông Huỳnh Công Nhẫn (không biết quê quán, ngày, tháng, năm sinh), theo đường biển đến lập nghiệp ở vùng tả ngạn con sông, sau này có tên là sông Sài Gòn. Lúc đầu họ dừng chân ở ven suối, sau này có địa danh suối Bưng Bố, thuộc hai làng Bình Đức và Bình Đáng, tổng Bình Chánh, phủ Phước Long, dinh Trấn Biên. Năm 1927, hai làng Bình Đức và Bình Đáng sáp nhập lại thành xã Bình Hòa, thuộc huyện Lái Thiêu.
Ngày xưa, vùng Lái Thiêu lắm kênh rạch, nhiều rừng rậm như thơ ca dân gian đã ghi nhận “Muỗi kêu như sáo thổi”, “Đỉa lềnh như bánh canh”, “Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um”. Nhưng họ đã vượt lên mọi thử thách, đoàn kết nhau lại cùng khai hoang, lập làng từ Bưng Bố đến ngã tư Bình Phước hiện nay. Khai hoang đến đâu ông đã giao hết đất cho dân canh tác. Ông không có một tấc đất cắm dùi nào. Người ta kể rằng: Khi chết dân làng khiêng quan tài ông đến vùng đất cao ráo thuộc ấp Đông Nhì (thị trấn Lái Thiêu) hiện nay thì không khiêng đi nổi, bà con đành xin đất của dân chôn tại đây và lập lăng thờ. Sau khi người trụ trì mất, các tín đồ Phật giáo đã biến lăng ông thành chùa Thiên Phước. Hiện nay về bên phải mặt tiền của chùa còn mộ của ông xây bằng đá ong. Vào thời điểm đó, vật liệu kiến trúc chính là đá ong, mật đường và vôi. Về sau, nhân dân đã trát xi măng lên mặt đá ong như hiện trạng của ngôi mộ bây giờ. Còn bên trong gian chính diện ở góc bên phải (từ cửa chính vào) có bàn thờ Huỳnh Công.
Chẳng những thế, ông còn là người có võ nghệ cao cường đã giúp dân chống hùm beo thú dữ. Hồi ấy, trong cảnh đất rộng người thưa rừng rậm, con người luôn luôn sợ hãi “Đến đây xứ sở lạ lùng / Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng kinh”. Ông đã hướng dẫn cho mọi người nhổ một miếng nước bọt vào lòng bàn tay mình rồi nắm chặt lại thì khi đi lại ban đêm hay đi vào rừng rậm sẽ được tĩnh tâm. Tuy chưa có lý giải thuyết phục, nhưng họ tự tin với chất nội sinh của mình có thể làm ta yên lòng nên ai ai cũng răm rắp làm theo. Ông còn hướng dẫn cho bà con cách sử dụng lửa và giữ lửa. Vì ở vùng đất mới, người còn thưa thớt, lửa chẳng những là nhu cầu để sống “bắt con cá lóc nướng trui” mà còn là phương tiện dùng sưởi ấm, xua đuổi bóng tối, thú dữ. Ban đêm nhà nào cũng đốt lửa trong nhà. Ra đường phải cầm đuốc để đuổi cọp. Mỗi nhà có sắm các dụng cụ: thùng, phèng la, mõ... để đồng loạt nổi lên cùng với tiếng hò hét, khi có cọp quấy nhiễu. Mỗi người thủ sẵn một cây tầm vông vạt nhọn. Khi ra đường vác chổng lên để đề phòng cọp vồ. Khi gặp cọp, ta liền ngồi xuống chổng đầu nhọn gậy lên. Vì, cọp tuy hung dữ nhưng rất sợ cây nhọn đâm thủng ruột, lòi mất. Hồi ấy, vùng Bàu Lòng (Lai Uyên, Bến Cát) cũng thường sang Lái Thiêu mời ông về đuổi cọp.
Nhiều người đến vùng đất mới chưa thích nghi với khí hậu nhất là thường bị muỗi mòng đốt sinh ra lắm bệnh tật nhất là bệnh sốt rét. Ông đã hướng dẫn cho bà con dùng cây lá quanh ta để chữa bệnh. Vườn nhà nào cũng trồng nhiều sả, gừng, cam quýt để không rắn rết độc xâm nhập, dùng lá nấu xông cảm, nước lá sả chữa bệnh tiêu chảy. Người nào cũng biết nhận dạng các loại cây mọc quanh vườn như cây vòi voi, cây chó đẻ, ké đầu ngựa, cây trinh nữ, dây cam thảo nam, lá trầu không... để tự chữa bệnh thông thường cho mình và gia đình. Vườn nhà nào cũng trồng 4 loại cây: “tía tô, dấp cá, rau má, mã đề” để vừa làm rau canh và dùng làm thuốc chữa cảm cúm, giải nhiệt, nhuận trường.
Vì có công đức với dân như thế nên nhân dân vùng Lái Thiêu hồi đó đã phong tặng ông Huỳnh Công Nhẫn là vị thần “Thành hoàng bổn cảnh”. Ở chùa Thiên Phước (ấp Đông Nhì, thị trấn Lái Thiêu) còn hiện hữu ngôi mộ, bàn thờ Huỳnh Công. Tại đình thờ ấp Phú Hội (Vĩnh Phú) có hương án thờ Huỳnh Công. Miếu Huỳnh Công nằm sát mé Đông quốc lộå 13, cách cầu Bưng Bố 1 cây số về phía Nam do nhân dân ủng hộ đất, góp công, tiền dựng nhà bằng gỗ, lợp tranh lúc đầu. Năm 1924, nhân dân góp tiền xây lại miếu bằng gạch mái lợp ngói âm dương, còn hiện hữu đến hôm nay. Năm 1938, nhân dân góp tiền xây thêm một gian nhà khách trước miếu để làm nơi cúng tế lễ hội.
Hàng năm cứ vào ngày 16-2 và 12-8 âm lịch tại miếu Bình Hòa, đình Phú Hội và chùa Thiên Phước nhân dân mở hội linh đình giỗ Huỳnh Công để tỏ lòng tri ân vị thần thành hoàng có công khai phá vùng đất Lái Thiêu xưa.
TRẦN THANH ĐẠM

Tác giả bài viết: Admin Sưu tầm

Nguồn tin: Dòng họ Hoàng & Huỳnh Việt nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn