Máy giặt Electrolux, điều hòa, tủ lạnh Electrolux, máy sấy Electrolux, bút soi quang,

22:43 EDT Thứ hai, 18/03/2024

Máy giặt Electrolux, điều hòa, máy sấy electrolux

Tin tức cập nhật, tư vấn tiêu dùng, tin dòng họ Hoàng & Huỳnh VN

Trang nhất » Tin Tức » Dòng họ Hoàng - Huỳnh

Khắc khoải tìm về cội nguồn

Thứ năm - 27/11/2014 03:09
Bài viết của cụ Hoàng Thế Xương - Hội đồng gia tộc họ Hoàng làng Đa Sỹ, hậu duệ của dòng họ Khoa bảng Hoàng Trình Thanh

Khắc khoải tìm về cội nguồn

 
Thuở nhỏ, tôi thường được thày u tôi sai đi cùng các chị mời các ông bà, cô, chú đến nhà tôi ăn cỗ giỗ Cụ. Có giỗ làm to mời gọi đông đó là giỗ ông, bà, các cụ tôi. Có giỗ làm nhỏ, có giỗ chỉ cúng bát cơm chấp và quả trứng gà hấp cơm. Nhưng dù giỗ nào thì bát cơm và quả trứng dâng cúng ấy thầy u tôi cũng dành cho tôi và nói đấy là lộc các Cụ để cho con, con phải ăn hết. Tôi thường được u tôi kể cho nghe ngọn ngành, vai vế nội ngoại nhà tôi, ra đường trông thấy ai phải chào bằng ông, bà hay cô, chú, bác.
Khắc khoải tìm về cội nguồn
Hoàng Thế Xương
 
Thuở nhỏ, tôi thường được thày u tôi sai đi cùng các chị mời các ông bà, cô, chú đến nhà tôi ăn cỗ giỗ Cụ. Có giỗ làm to mời gọi đông đó là giỗ ông, bà, các cụ tôi. Có giỗ làm nhỏ, có giỗ chỉ cúng bát cơm chấp và quả trứng gà hấp cơm. Nhưng dù giỗ nào thì bát cơm và quả trứng dâng cúng ấy thầy u tôi cũng dành cho tôi và nói đấy là lộc các Cụ để cho con, con phải ăn hết. Tôi thường được u tôi kể cho nghe ngọn ngành, vai vế nội ngoại nhà tôi, ra đường trông thấy ai phải chào bằng ông, bà hay cô, chú, bác.
U tôi bảo “Dao năng liếc năng sắc, người năng chào năng thân”, họ mạc phải thân mật, yêu thương giúp đỡ nhau, không được giương đôi mắt trắng dã nhìn người. Tôi cũng lại hay hỏi dợ dẫn thầy u tôi:
- Ai đẻ ra thầy u?
- Ông bà nội ngoại?
- Ai đẻ ra ông bà?
- Ai đẻ ra các cụ?
- Các kỵ đẻ ra các cụ?
- Ai đẻ ra các kỵ?
- Bố mẹ của kỵ?
-Ai đẻ ra bố mẹ của kỵ?
- Ông bà của kỵ…
Tôi cứ hỏi mãi, thầy u tôi bảo sau này con lớn con chịu khó  học cho giỏi con sẽ hiểu, còn cứ chỉ hỏi dợ dẫn thế thì thầy u cũng chịu, thầy u chỉ biết trên các kỵ là các đời, các cụ tổ xa đời, nhưng dù 9, 10 đời hay xa hơn nữa vẫn là một dòng giống, còn hơn người dưng, vẫn phải thắp hương lễ cúng các cụ, không được nhãng quên từ đó tôi cứ băn khoăn không dứt.
Thế rồi tôi được học chữ nho. Sách Tam tự kinh mở lòng cho đứa trẻ 5 tuổi như tôi. Những gì thầy u tôi gieo vào tâm hồn trong trắng của tôi. Bây giờ học chữ Nho thầy giảng cho tôi, tôi càng khao khát muốn biết ngọn nguồn. Tôi nhớ mãi đoạn “Nhân chi luân, nãi cửu tộc” tức là biết được thứ bậc của dòng dõi mỗi người, mỗi nhà:
Cao – Tằng – Tổ, phụ nhi thân…
Lấy bản thân mình làm mốc thì trên mình phụ là Cha mình, Tổ là Ông mình, Tằng là Cụ mình, Cao là Kỵ mình tức là 4 đời trên mình. Còn 4 đời dưới mình là:
Thân nhi Tử, Tử nhi tôn
Tự tử tôn, Chí tằng huyền
Mình sinh ra con (tử), con sinh ra cháu (tôn) cháu sinh ra chắt (tằng), chắt sinh ra chút (huyền). Như thế là 9 đời tức “cửu tộc”. Ai cũng có 9 đời. Trên có 4 đời, dưới có 4 đời và mình ở giữa. Chỉ có người nào tuyệt tự thì không có 4 đời dưới. Theo phép trượt trong toán học thì càng xa đời tít tắp, khởi nguồn là ai? ở đâu? Những người con như chúng ta hiện nay, chỉ trừ những người vô tận mới không nghĩ đến. Người khởi nguồn dòng giống nhà mình là Cụ Tổ nào? Vốn xưa cụ ở đâu? Mà để lại lũ con cháu đông đúc như thế này.
Tôi lớn dần lên theo năm tháng cùng kiến thức hoc được. Tôi đọc và hiểu được gia phả nhà mình và các chi phái trong họ mình. Từ khi 7, 8 tuổi rồi được theo thầy tôi  cùng các ông các chú trong họ mỗi năm được đi tảo mộ một lần trên khắp cánh đồng làng, đến mộ nào cũng được Thầy tôi cùng các ông, các chú chỉ dẫn lai lịch, sự tích. Lại nữa, năm nào tôi cũng được theo Thầy tôi cùng các ông, các bác, các chú đi bộ đem theo gạo, rượu, gà về làng Lương Xá (nay thuộc xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) cách làng Đa Sỹ quê tôi hàng chục cây số để vừa ăn giỗ Tổ, tảo mộ Tổ, thăm viếng nơi Cụ Tổ cách đời tôi hơn 20 đời đã ở đây, rồi từ cuối thế kỷ 14 sang thế kỷ 15 Cụ Tổ di cư về làng Huyền Khê (tên làng thuở ấy) nay là làng Đa Sỹ.
Ở nhà thờ có đôi câu đối, 1 vế là: Lương Xá bản, Đa Sỹ chi thế truyền Hoàng thị. Nghĩa là: Làng Lương Xá là gốc, làng Đa Sỹ là chi, các đời họ  Hoàng truyền mãi. Vế câu đối ấy khiến các đời giữ mối quan hệ hai quê mãi mãi đến nay và còn mãi đến sau này.
Còn vế thứ hai: Trạng Nguyên nhất, Tiến sỹ thất tích hiển Lê triều. Nghĩa là: 1 Trạng Nguyên, 7 Tiến sỹ vinh hiển ở triều Lê xưa. Vế đối này theo suốt đời tôi từ bé đến năm 1982 (lúc ấy tôi 40 tuổi), tôi quyết tâm tìm các văn bản chứng cứ theo sử sách còn lưu trong các thư viện để minh chứng không gì chối cãi được cho mọi người. Nhưng mãi vào năm 1985, tôi mới thấy tài liệu công bố rõ sự tích, công trạng của Tiên tổ Hoàng Trình Thanh (1411 – 1463) là Cụ tổ khai khoa, là nhà Nho có Đức nghiệp lớn ở triều Lê, làm quan suốt 4 triều Lê (Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông), trước sau 1 khí tiết, được ghi rõ trong Đại Việt sử ký toàn thư, trong Lịch triều Hiến chương loại chí.
Rồi năm 1988, tôi dịch và công bố nội dung tấm bia đá ở Quốc tử Giám ghi rõ về khoa thi Tân Mùi (1517), Cụ Hoàng Nghĩa Phú đỗ Trạng Nguyên. Công bố này được ghi hình ảnh trên phim “Đa Sỹ quê tôi” phát trên chương trình Du lịch qua màn ảnh nhỏ của Đài truyền hình Việt Nam. Trước 2 sự kiên trên, khi ấy Giáo sư Đinh Gia Khánh đang làm Viện trưởng Viện Văn hóa dân gian phải thốt lên “ Các Cụ này xuất chúng lắm mà sao giờ tôi mới gặp được hậu duệ của các Cụ? Tôi đã khảo cứu các di sản của các Cụ rồi”.
 Chính những lời nói trên của Giáo sư Đinh Gia Khánh đã khích lệ tôi phải tìm đến cách thức xin xếp hạng các di sản của Tổ tiên mình là di tích lịch sử văn hóa.
Tôi cũng đã giúp cho 3,4 chi họ tìm gốc tích nhưng chưa có kết quả, trong đó có họ Hoàng ở làng Chiên Trạch huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Năm 2003, tôi được cụ Hoàng Nghĩa Lược tìm gặp và nói “Chúng ta là con cháu họ Hoàng họ Huỳnh cần họp nhau lập ra Ban liên lạc mà giúp nhau và cùng nhau tìm về gốc tích ngọn nguồn, cụ cần tham gia chứ?! Tôi mừng quá, tôi xin theo ý cụ Lược ngay. Từ đó, tôi cũng đã tiếp xúc với hơn 10 vị người họ Hoàng ở các làng khác trong tỉnh, rủ nhau tham gia vào Ban liên lạc khu vực mà chẳng được mấy sự nhiệt tình. Trong đó có mấy vị ở làng Mạc Xá (Chương Mỹ, Hà Nội) đã ra tận nhà tôi xin nhận họ nhưng vì tôi tìm đến tận nơi để nắm thông tin và chứng cứ như gia phả, bằng sắc, sự tích thì không có gì làm cơ sở để chắp nối, thế là các vị ấy 7-8 năm nay lại không thấy liên hệ nữa.
Việc tìm gốc tích, dòng dõi tổ tông là việc khó khăn phức tạp, phải có thời gian và đặc biệt là tấm lòng biết ơn tổ tiên và sự nhiệt tình không giới hạn như cụ Hoàng Nghĩa Lược đã và đang là tấm gương cho những con cháu họ Hoàng họ Huỳnh chúng ta noi theo.
Với tấm lòng như thế, chúng ta mới có thể có những manh mối tìm đến cội nguồn của dòng họ Hoàng - họ Huỳnh vô cùng yêu quý của chúng ta, một dòng họ không làm Vua nhưng văn quan võ tướng có công với dân với nước thì đầy khắp các triều đình./.

Tác giả bài viết: Admin Sưu tầm

Nguồn tin: Dòng họ Hoàng & Huỳnh Việt nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn