Máy giặt Electrolux, điều hòa, tủ lạnh Electrolux, máy sấy Electrolux, bút soi quang,

04:12 EDT Thứ năm, 02/05/2024

Máy giặt Electrolux, điều hòa, máy sấy electrolux

Tin tức cập nhật, tư vấn tiêu dùng, tin dòng họ Hoàng & Huỳnh VN

Trang nhất » Tin Tức » Dòng họ Hoàng - Huỳnh

Danh nhân đất Việt - Danh tướng Hoàng Ngũ Phúc

Thứ tư - 10/07/2013 05:28
Danh nhân đất Việt - Danh tướng Hoàng Ngũ Phúc

Danh nhân đất Việt - Danh tướng Hoàng Ngũ Phúc

Danh nhân đất Việt - Danh tướng Hoàng Ngũ Phúc

Danh nhân đất Việt - Danh tướng Hoàng Ngũ Phúc

Lấy file

Nhân kỷ niệm 300 năm ngày sinh danh nhân Hoàng Ngũ Phúc 12 thánh 4 năm Quý Tị (1713-2013), VTV1 đã có buổi phỏng vấn hậu duệ của ngài. Hội đồng dòng tộc xin được đăng nội dung bài phỏng vấn. Video đã được VTV1 phát vào lúc 7h30 sáng ngày 19/5/2013 trên VTV1, sẽ được cập nhật trong thời gian sớm nhất

 

VTV1 : Phỏng vấn hậu duệ về thân thế, dòng dõi Hoàng Ngũ Phúc, nhân kỷ niệm 300 năm ngày sinh 12 thánh 4 năm  Quý Tị (1713-2013).
Phần 1:
 Phần 2:
 
                  Phóng viên:
Thưa ông Cơ duyên nào dẫn đến việc ông nghiên cứu về danh nhân Hoàng Ngũ Phúc?
Là hậu duệ thứ 10 của Quốc Nguyên Lão, phận làm con cháu uống nước nhớ nguồn cũng là lẽ thường. Hai là: Trên bia đá và sử sách còn lưu: Những lời tuyên dương ca tụng ông thường chỉ thấy dành cho bậc thánh nhân xưa. Riêng chúa Trịnh Sâm còn có trát dụ: “Bậc thánh nhân xưa cũng không hơn được
                   Phóng viên:
Xin ông cho biết  đôi nét về thân thế sự nghiệp của danh nhân Hoàng Ngũ Phúc?
Nói đến danh nhân Hoàng Ngũ Phúc: Người làm quan dưới triều Lê Cảnh Hưng qua hai đời chúa Trịnh Doanh và Trịnh Sâm. Ông làm đến Tể Tướng kiêm cả 2 ngôi văn võ (Túc đức Nguyên Thần nhậm kiêm tướng tướng) . Lúc sinh thời được phong Thánh Đức Quốc Gia. (Quốc Nguyên Lão)
Ông sinh ngày 12 tháng 4 năm Quý Tị (1713) tại xóm Gianh, thôn Khang Cù, xã Phụng Công, huyện Yên Dũng, trấn Kinh Bắc (Nay là thôn Tân Phượng, xã Tân Mỹ, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang). Mất ngày 17 tháng giêng năm Bính Thân (1776).
Là dòng dõi Cao Sơn, Quý Minh (Hai Thần Tướng của vua Hùng đánh nhau với Thục Phán bảo vệ tổ quốc Văn Lang). Thủy tổ Hoàng Quý Minh nay vẫn được thờ làm thành hoàng làng tại đình Khang Cù.
Nhìn lại lịch sử Đại Việt  ông là bậc đại thần có 10 điều  duy nhất mà không có vị đại thần nào có được:
1. Chưa có vị đại thần nào được phong tể tướng cả 2 ngôi văn võ “Túc đức nguyên thần nhậm kiêm tướng tướng” (Trát dụ)
2. Chưa có vị tướng nào có tướng lược của bậc Nguyên Lão trong Kinh Thi, Đại Nhân trong Kinh Dịch. (Bia đá sinh từ)
3. Chưa có vị tướng nào mà giặc phương Bắc sợ hãi không dám nhòm ngó, kể cả khi trong nước có nội loạn.
4. Chưa có ai được “Trao mệnh” (Trao nước cho ông), mới chỉ thấy nói đến ở quẻ Sư trong kinh Dịch.
5. Chưa có vị tướng nào đánh trận bằng Văn phạt mà đại thắng, cả thế giới cũng chưa thấy. (Trận vượt Lũy Thầy vào lấy Phú Xuân)
6. Chưa có ai được đánh giá cao đến mức “Các bậc thánh xưa cũng không hơn được” (Trát dụ)
7. Chưa có vị đại thần nào được phong là “Trung quân ái quốc”  (Sắc phong của vua Lê Cảnh Hưng)
8. Chưa có vị đại thần nào được cả dân chúng và triều đình phong thánh đức lúc sinh thời  (Trát dụ và bia đá sinh từ)
9. Truyền ngôi cho nhân tài, mà không cho con cháu. (Truyền ngôi cho Hoàng Đình Bảo tức Phúc Bảo con ông Phúc Lan ở xã Tư Mại huyện Yên Dũng)
10. Chưa có vị Đại thần nào có công lao được chép vào sử sách nhiều bằng Hoàng Ngũ Phúc.
11. Chưa có vị đại thần nào chết mà có hàng trăm câu đối viếng tang.
Trong 10 điều duy nhất có tới 5 điều mà các bậc Thánh Nhân xưa cũng chưa có:
1.      Được cả dân và nước phong Thánh lúc sinh thời.
2.      Đánh trận bằng Văn Phạt mà đại thành công.
3.      Có Tướng lược của bậc Nguyên Lão trong kinh Thi, Đại nhân trong kinh Dịch
4.      Chưa có ai được “Trao Mệnh
5.      Chưa có vị Đại thần nào khi chết có hàng trăm câu đối viếng tang.
      Vì thế chúa Trịnh Sâm mới có trát dụ Các bậc Thánh xưa cũng không hơn được” chăng?
 
Bia đá có ghi: “Tướng lược của ông như bậc Nguyên Lão trong kinh Thi, Đại Nhân trong kinh Dịch
Từ xưa chỉ thấy nói đến 7 thiên Binh Pháp (Tôn Tử, Ngô Khởi…) chứ chưa thấy có sách nào nói đến Binh Thư, Binh Pháp của Nguyên Lão trong Kinh Thi hay Binh Thư, Binh Pháp của Đại Nhân trong kinh Dịch.
Sau khi hai Thống tướng của triều đình là Trương Khuông và Đinh Văn Giai bị Cầu đánh bại, Thống tướng Trương Khuông chỉ huy 5 đạo quân có 10 đại tướng, 64 tương hiệu với 12.700 quân đã bị Cầu đánh bại ở Ngọc Lâm, 5 đạo quân cũng tan biến theo. Sau 2 thống tướng bị cách chức, ông được giao làm Thống tướng kiêm trấn Thủ 2 trấn Hải Dương, Kinh Bắc chỉ chưa đấy 1 năm sau đã dẹp yên loạn Đông Nam, Bắc.
Năm 1749 ông cho đắp thành Đại La để bảo vệ Kinh Sư, vượt qua nhiều dị nghị phản kháng. Ông vẫn cứ làm “Khó 1 lần để yên vững mãi về sau” Kinh thành từ đấy yên ổn thanh bình kể cả lúc phải mang quân đi tiễu phạt. Thành có 5 cửa ô. Duy nhất có ô Thanh Hà là nơi trọng yếu, (Hữu Cầu đã có lần đột nhâp vào đây) được xây bằng gạch kiên cố. Dân Kinh thành chi ân công đức của ông mới gọi là Ô Quan Chưởng (Quan Chưởng Phủ Sự)
 
                                      Ô QUAN CHƯỞNG
 
Hai tướng giặc kiệt hiệt nhất (Hữu Cầu, Danh Phương) đều bị nhốt cũi đem về tuyên tội trước sân vua. Mọi diễn biến cuộc chinh phạt từ 1744 đến 1751 y hệt quẻ Sư và quẻ Quyết trong kinh Dịch. Có phải vì thế mà bia đá ghi lại :“Tướng lược như bậc đại Nhân trong kinh Dịch chăng ?
Hữu Cầu thoát vây hãm ở Đồ Sơn chỉ hơn 1 tháng đã chiêu tâp hơn vạn binh mã, lập căn cứ Xương Giang đem quân chiếm cứ trấn thành Kinh Bắc uy hiếp Kinh thành Thăng Long. Dân tình náo loạn, chúa Trịnh Doanh hốt hoảng quở trách Ngũ Phúc. Chỉ cần một cáo thư tiết lộ cơ mưu khiến chúa cả mừng, kinh thành yên ổn. Có phải hào 4 quẻ Sư “Sư tả thứ vô cữu” trong kinh Dịch mà thần kỳ thế chăng?
Dẹp giặc thì lấy dân làm gốc:
Nguyễn Hữu Cầu từng đánh bại 2 thống tướng của triều đình, nhưng hễ gặp Hoàng Ngũ Phúc thì chỉ còn đường thua chạy, cho đến lang thang cô độc mà ông không bắt. Đại Tướng triều đình có thể thua nhưng dân thì bắt được, mưu kế ấy người đời ít biết. Phải chăng đây là tướng lược của bậc Nguyên Lão trong kinh Thi chăng?
“…Nửa đêm đốt lũy giặc ở Thọ Xương, ngay buổi sáng đem quân về Lạc Đạo đánh cuốn chiếu mà tan giặc ở Nam Sách, Kinh Môn” (Sắc phong) ông không cần chặn đường chạy trốn của Cầu mà lại đem ngay quân về Lạc Đạo quét sạch giặc cỏ thì quả là chỉ có bậc Nguyên Lão Trong Kinh Thi mới làm được việc đó. Đến khi đi bình Nam dùng Văn Phạt vượt Lũy Thầy vào lấy Phú Xuân, chúa Trịnh Sâm phải kinh ngạc mới tự tay viết trát dụ: “…Nếu không phải Nguyên Lão thì không ai đảm dương được việc ấy…” 
Sắc phong của vua Lê Cảnh Hưng tuyên dương: “ Ông là lâm lang ngọc lành, dự chương gỗ tốt. Gùi mài văn võ lược thao hiểu hết 7 thiên Binh pháp. Thấm nhuần cổ kim thư sử đọc hết sách tứ khố toàn thư…Lòng tinh trung báo nước sáng như mặt trời…
 Thắng giặc dùng kế “lên cao trông xa” từ Đồ Sơn mà đánh đến Ngọc Tuyền, Sa Diện, như từ cao rót nước xuống. Đón giặc dùng kế chặn đường quay về, nhân mệt mỏi, từ Hồng Môn mà đánh đến Bắc Đấu, Dương Huy như phủi bụi bằng phất trần... Lúc quân giặc bức ở phía bắc Đức Giang, có tin quân ông đến mà khúc hát Hàn Kỳ  truyền tụng. Lúc quan quân đóng ở phía Nam sông Mã, chỉ một mình một ngựa mà giặc tin như Quách Tử Nghi. Đánh trận nào ầm ầm như sấm sét. Quân đến đâu cuồn cuộn như nước sông … 
 Năm 1753 ông được phong Chưởng phủ sự (Đứng đầu chính phủ) kiêm Trấn thủ Sơn Nam , Hải Dương. Giúp triều đình mở nước sinh dân. Cai quản dân thì người xa người gần không ai không nhớ mong. Trông coi chính sự thì không ai không đồng tình. Phải chăng đức độ tỏa sáng chung quanh, thì từ lớn đến bé không ai không tin tưởng (Bia đá sinh từ) . Đến năm 1761 dân xây dựng Sinh Từ thờ ông, lời tuyên dương được tạc vào bia đá lưu truyền đến muôn đời:
 “…ân huệ của ông đã xuống tới dân mà dẫn dắt dân theo con đường lễ, chẳng phải là đạo của người quân tử có bốn đó sao…
           Ngay cái dáng nghiêm trang cũng đủ sánh với đội quân đông của Phương Thúc như Triệu Bá noi theo Văn Vương, Võ Vương mà làm khuôn mẫu cho chư hầu, như Thân Bá và Doãn Cát Phủ làm cho dân yên ổn.
Vì thế phất cờ hiệu ở Đồ Sơn mà Hải Dương bình, đánh hồi trống ở Xương Hà mà Kinh Bắc phục... Khi tiến đánh thì không có thành nào kiên cố, khi lâm trận thì không có trận nào ác liệt. Tướng lược của ông như bậc Nguyên lão trong Kinh Thi, Đại nhân trong Kinh Dịch.
            Đứng đầu Chính Phủ (Thủ Tướng chính phủ) kiêm trấn thủ Sơn Nam,  ngoài thì bốn nước xung quanh phải phụ thuộc, ở trong thì tận tụy như một người thị tì. Công lao của ông đầy biên cương, sự nghiệp đầy triều đình, công danh đầu thiên hạ.           
            Sở dĩ có được như vậy bởi trung tín của ông có được từ trời mà đức nghĩa dàn chải đến mọi người, cho nên khi lâm trận thì tướng và quân không ai không gắng sức    
            Công lao đầy biên cương, sự nghiệp đầy triều đình, công danh đầy thiên hạ thì những lời dèm pha khiến Trịnh Sâm nghi kỵ cũng là điều dễ hiểu. Ông gửi gấm tâm tư của mình trong bài thơ tiễn Mai Danh Tông về chí sĩ:
Khước tương danh lợi đẳng bin mao,
Khử thứ kì anh (1)cộng nhất tào.
Khả thị khôn(2) chương cam hối dẫn.
Vị ưng kiển (3) tiết yếm trần lao,
Lưu câu tự ngã tình hà dĩ,
Y, cẩm(4) ư công lạc chính dao.
Sĩ chí hành tàng quân tử chính
Y, Sào (5) phong tiết lưỡng tranh cao.
Dịch nghĩa:
Ta coi danh lợi như vũ khí giết người
Phen này ta quyết về hội tụ cùng các bô lão
Có thể rằng lượng bao dung đang bị lu mờ
Song chưa hề lùi bước trước gian nan khó nhọc
Bỏ lại ngựa chiến, tự ta thấy không nỡ
Mặc áo gấm về quê ông thỏa trí
Làm quan biết khi hành, khi tàng thật đáng người quân tử.
Danh tiết Hứa Do, Sào Phủ tranh đua cao thấp.
                    Chú thích:
(1)  Kỳ anh: Hội của các bô lão
(2)  Khôn: Là quẻ Khôn, ý là bao dung che chở
(3)  Kiển: Quẻ Kiển, ý là gian nan, hoạn nạn
Đường dẫn : Download

Tác giả bài viết: Admin Sưu tầm

Nguồn tin: Dòng họ Hoàng & Huỳnh Việt nam

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn