Máy giặt Electrolux, điều hòa, tủ lạnh Electrolux, máy sấy Electrolux, bút soi quang,

03:25 EDT Thứ tư, 01/05/2024

Máy giặt Electrolux, điều hòa, máy sấy electrolux

Tin tức cập nhật, tư vấn tiêu dùng, tin dòng họ Hoàng & Huỳnh VN

Trang nhất » Tin Tức » Dòng họ Hoàng - Huỳnh

Tộc điển và công cuộc tìm kiếm chắp nối dòng họ

Thứ ba - 24/09/2013 23:24
Tộc điển và công cuộc tìm kiếm chắp nối dòng họ

Tộc điển và công cuộc tìm kiếm chắp nối dòng họ

Tộc điển và công cuộc tìm kiếm chắp nối dòng họ

Tộc điển và công cuộc tìm kiếm chắp nối dòng họ

Lấy file

Nhân có bài viết của Bác Hoàng Nghĩa Lược - chủ tịch Hội đồng dòng tộc họ Hoàng & Huỳnh Việt nam gửi đăng trên Tạp chí Người cao tuổi, viết về Tộc điển. Xin được đăng nội dung bài viết để bà con dòng họ cùng đọc và suy ngẫm thêm.

 
Tộc điển - Một loại hình văn tự
trong văn hóa dòng họ
                                                  Hoàng Nghĩa Lược
(Tộc điển - công cụ tìm kiếm chắp nối dòng họ)
                                                                                                 
Gia phả                                
Từ ngàn xưa cha ông ta đã có ý thức ghi chép lịch sử gia đình để lại cho con cháu. Đời nọ nối tiếp đời kia, bản ghi chép đó ngày một nhiều đời, tuy vậy, người ta vẫn quen gọi là gia phả.
Ở nước ta, các họ của người Kinh và một số dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Thái, Mường có truyền thống ghi chép gia phả. Các dòng họ vua chúa, họ nào cũng có Ngọc phả. Các dòng họ trong dân, tình trạng gia phả tùy thuộc vị trí xã hội của từng họ. Những họ nghèo, không có người được học chữ Hán thì không ghi chép được gia phả. Những dòng họ có người học hành đỗ đạt làm quan đều coi trọng gia phả. Có những dòng họ còn giữ được gia phả trên dưới 30 đời.
Ở Trung Quốc nhiều dòng họ còn giữ được gia phả hàng trăm đời. Từ cụ thủy tổ đến con cháu ngày nay đời nào cũng có danh tính đầy đủ kế tiếp nhau. Có tài liệu nói gia phả họ Khổng thuộc dòng dõi Khổng Tử ghi chép được liên tục trên 80 đời, khoảng trên 2.500 năm. Đây là bộ gia phả đồ sộ hơn 80 quyển, ghi chép đầy đủ đến trên 2.000.000 (hai triệu) con cháu của Khổng Tử. Tác giả bài này đã thu thập được một tài liệu gia phả của một chi họ Hoàng hiện đang sinh sống ở Bruney có gốc từ Trung Quốc. Gia phả này ghi chép được trên 160 đời liên tục kể từ Thủy tổ, có lịch sử trên 4.500 năm.
Nhìn chung, tình trạng gia phả dòng họ ở nước ta hiện nay rất cọc cạch và bị thất lạc nhiều. Số dòng họ giữ được đầy đủ gia phả từ các vị tổ xa đời khoảng trên một nghìn năm là rất hiếm. Những dòng họ còn giữ được gia phả 6 – 700 năm cũng không phải nhiều.
Từ năm 1945 cho đến cuối thế kỷ XX, thiên tai, địch họa là những tác nhân gây ra sự hủy hoại và thất lạc gia phả. Nạn đói năm 1945 gây ra cảnh gia đình phiêu bạt chết chóc. Các đợt tản cư trong kháng chiến chống Pháp, sơ tán trong chiến tranh chống Mỹ. Nhiều trận lụt lớn cuốn trôi nhà cửa…Đặc biệt là cuộc cải cách ruộng đất đã thiêu hủy nhiều văn tự cổ của gia đình và dòng họ, trong đó có các đạo sắc phong và gia phả, coi đó là tàn dư phong kiến.
Hiện tượng ly hương di cư đi sinh sống các nơi, rồi theo thời gian mất liên lạc, tạo thành những biệt chi, biệt phái là rất phổ biến. Ngày nay, rất nhiều dòng họ, chi họ sinh cơ lập nghiệp ở các tỉnh miền trung và miền nam do các đợt nam tiến của tổ tiên không biết rõ địa danh chính xác quê tổ ở miền Bắc. Ngược lại các dòng họ ở miền bắc cũng không biết chính xác các chi họ bà con huyết thống của mình đang rải rác những đâu.
Tình trạng họ hàng ly tán và thất lạc gia phả ngày nay không riêng gì một họ nào.
Tổ chức hoạt động dòng họ                                                
Vài ba chục năm gần đây, bà con các nơi bắt đầu khởi động lại việc họ. Nào sửa chữa, khôi phục, xây dựng mới nhà thờ. Nào quy tập xây đắp mồ mả tổ tiên. Nào sưu tầm biên soạn gia phả. Nào liên lạc tìm kiếm các biệt chi biệt phái lưu lạc các đời…
Các dòng họ đã thành lập tổ chức để điều hành thúc đẩy việc họ. Đó là các Ban liên lạc họ Vũ-Võ, Đỗ, Phan, Phạm, Lê, Trần, Trịnh, Nguyễn, Hà, Lương…Họ Hoàng-Huỳnh lập muộn hơn, nhưng đến nay cũng đã hoạt động gần 10 năm. Từ Ban liên lạc, gần đây, các họ đã lần lượt đổi tên thành Hội đồng dòng tộc. Quy mô và chất lượng hoạt động của các tổ chức dòng họ ngày một nâng cao.
Hoạt động của các Hội đồng dòng họ khá phong phú. Nào đền ơn đáp nghĩa, khuyến học , khuyến tài, tôn vinh những tấm gương xuất sắc trong các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, tìm về cội nguồn lịch sử của dòng họ…
Trong số các loại hình hoạt động trên thì việc tìm kiếm cội nguồn lịch sử là khó khăn nhất. Trừ một số rất ít họ có may mắn gìn giữ được gia phả ghi chép liên tục từ xưa, còn phần lớn đều rơi vào tình trạng không có gia phả, gia phả bị thất lạc toàn bộ hoặc từng phần như đã nói trên.
Trên cơ sở những gì còn lại thu thập được, nhiều họ đã xuất bản sách và các ấn phẩm thông tin nội bộ, lập trang web trên mạng Internet. Nhìn chung, các thông tin đã đăng tải trong các bản sách, các tập nội san và trang web cho thấy mặc dầu đã hết sức cố gắng, sự hiểu biết về lịch sử cha ông mình quá ít.
Ngày nay, hầu như họ nào, dòng nào, chi phái nào cũng có chung một câu hỏi “không biết cụ thủy tổ của họ mình từ đâu tới, tính danh, năm sinh năm mất và hành trạng ra sao”. Với câu hỏi đó, người người đang nô nức đi tìm. Nhưng tìm bằng cách nảo và hiệu quả đến đâu ?.
Ý  tưởng
Qua gần mười năm hoạt động, chúng tôi, những người đang đứng mũi chịu sào công việc của Hội đồng dòng tộc họ Hoàng-Huỳnh đã rút ra bài học. Trong công cuộc đi tìm nguồn gốc lịch sử, chúng ta đã sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc từ thấp đến cao như thư từ, điện thoại, đi điền dạ, nghe đâu đi đấy, đăng các bài giới thiệu lịch sử từng dòng từng chi phái, đăng tin “tìm họ” trên nội san, bản tin dòng họ, trên mạng Internet…Trên các phương tiện thông tin liên lạc đó, đã đăng tải trên dưới 100 bài giới thiệu các dòng và chi phái, trên dưới 200 phiếu giao lưu dòng họ, giới thiệu các thông tin sơ bộ.
Do hạn chế nguồn thông tin và điều kiện tài chính, việc in ấn xuất bản các tập nội san với nhịp độ chậm chạp rời rạc. Mặt khác, số lượng in và khả năng tiêu thụ của bà con các nơi rất hạn chế. Vì vậy, thông tin đã ít, việc phổ biến, tiếp cận thông tin laị càng ít.
Nhìn lại, các Hội đồng dòng tộc, nói về các phương tiện thông tin thì cái gì cũng có. Nhưng hiệu quả cung cấp thông tin để bà con qua đó khai thác tìm kiếm chắp nối thì còn nhiều hạn chế. Có thể nói, với các phương tiện hiện nay, không biết bao giờ có đủ thông tin cung cấp cho bà con.
Đó là nỗi niềm day dứt buộc chúng tôi phải tìm ra cách thức mới. Năm 2010, nhân dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, Ban liên lạc tổ chức cuộc Họp mặt đại biểu bà con họ Hoàng-Huỳnh toàn quốc tại Hà Nội. Tại Họp mặt, chúng tôi đã đề xuất ý tưởng tổ chức biên soạn Bộ Tộc điển họ Hoàng-Huỳnh Việt Nam. Ý tưởng này đã được bà con nhiệt liệt hưởng ứng và hiện nay các Hội đồng địa phương đang tổ chức thực hiện.
Tộc điển là gì ?
Về hình thức, Tộc điển giống như một quyển Từ điển. Về nội dung Tộc điển và Từ điển khác nhau. Từ điển là loại sách chỉ chuyên liệt kê từ, giải nghĩa từ. Mỗi đơn vị của Từ điển là một từ. Còn Tộc điển liệt kê các dòng, các chi phái dòng họ và giới thiệu tóm tắt ở mức súc tích nhất, cô đọng nhất các thông tin lịch sử cần thiết của mỗi chi phái, phục vụ cho việc tra cứu chắp nối (xem Phụ lục kèm theo). Mỗi đơn vị của Tộc điển là một dòng, một chi phái của một địa chỉ hành chính tại một địa phương nhất định. Tộc điển là tài liệu chứa đựng đầy đủ nhất số lượng và thông tin lịch sử chủ yếu của các dòng, các chi phái khắp mọi miền đất nước.
Sự khác nhau giữa Tộc điển và Gia phả
Gia phả là quyển lịch sử của một dòng họ. Như đã nói ở phần đầu, tùy theo số đời của từng dòng họ và mức độ ghi chép chi tiết khác nhau mà gia phả có độ dày khác nhau. Có nhiều quyển gia phả dày hàng trăm trang. Có những bộ gia phả gồm nhiều quyển đến hàng nghìn trang. Còn Tộc điển là bộ sách đăng tải thông tin cô đọng rút từ gia phả của hàng trăm hàng nghìn dòng họ. Như vậy Tộc điển không phải là gia phả. Có thể coi Tộc điển là bộ Tổng phả tóm tắt của tất cả các dòng, chi phái cùng họ.
Ai viết Tộc điển ?
Mỗi đơn vị của Tộc điển là một dòng, một biệt chi biệt phái tại một địa phương. Nói chung bài viết cho Tộc điển do dòng họ chi họ sở tại chịu trách nhiệm. Người chấp bút Tộc điển thuận lợi nhất là người từng hoặc đang nghiên cứu biên soạn gia phả.
Tổ chức thực hiện.
Qúa trình xây dựng bộ Tộc điển được tiến hành qua hai bước:
Bước 1. Tiến hành xây dựng Tộc điển của từng tỉnh, khu vực.
Bước 2. Sau khi các tỉnh hoàn thành Tộc điển địa phương, Hội đồng dòng tộc toàn quốc sẽ tổng hợp thành bộ Tộc điển họ Hoàng-Huỳnh Việt Nam.
Hội đồng Tộc điển
Bộ Tộc điển là một công trình tập thể, bao quát phần lớn hoạt động của Hội đồng dòng tộc các cấp. Vì vây, mỗi tỉnh, mỗi khu vực cần thành lập Hội đồng Tộc điển của địa phương. Chủ tịch hội đồng, hợp lý nhất là Chủ tịch Hội đồng dòng tộc. Một Phó chủ tịch thường trực hội đồng và có thể lập một Ban biên tập. Phó chủ tịch Hội đồng kiêm Trưởng ban biên tập, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và toàn thể Hội đồng về nội dung bản thảo.
Sử dụng khai thác Tộc điển
Có được bộ Tộc điển bao quát toàn bộ các dòng, các chi phái ở các địa phương trên cả nước, bất kỳ ai có nhu cầu tìm kiếm gốc tích để chắp nối cội nguồn đều có thể có cơ hội tra cứu. Trong công việc tìm kiếm gốc tích, bộ Tộc điển giúp cho các dòng họ, chi họ thay được các chuyến đi xa dài ngày, tốn tiền tàu xe, mất thời gian bằng việc dở trang sách ra tra cứu hết tỉnh này đến tỉnh khác. Chỉ sau khi đã phát hiện dấu hiệu hoặc những thông tin có độ tin cậy nào đó, qua xác minh thêm bằng điện thoại hoặc thư từ mới trù tính tổ chức các chuyến đi.
Trên đây là một số thông tin sơ lược về Tộc điển, một loại hình văn tự mới trong hoạt động dòng họ. Đây cũng là một phương thức nhằm bồi bổ, phong phú thêm hoạt động văn hóa dòng họ, giúp bà con các họ có cách tìm họ khả dĩ hiệu quả hơn.
Vạn sự khởi đầu nan. Cái khó trước tiên là tổ chức. Họ nào có tổ chức vững mạnh và rộng khắp các nơi, tiếp cận được tất cả các dòng, các chi phái ở địa phương thì tổ chức biên soạn sẽ thuận lợi.
Với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm hoạt động, hy vọng bài viết này sẽ được bà con các họ quan tâm trao đổi .
                                                                                           Hoàng Nghĩa Lược
                                                                             Hội đồng dòng tộc họ Hoàng-Huỳnh
                                                                             ĐT : 04. 38 51 44 66; 0977 662 750
Phụ lục
Mẫu gợi ý nội dung ghi Tộc điển
·                     Tên dòng họ (Hoàng Đình, Hoàng văn, Hoàng Xuân, Hoàng Sĩ…)
·                     Địa chỉ (xóm, ấp, làng, bản, thuộc xã, huyện, tỉnh. Đây là nơi có nhà thờ hoặc ban thờ tại nhà riêng của Tộc trưởng)
·                     Số đời tính từ vị Thuỷ tổ của chi họ đến tộc trưởng hiện nay.
·                     Có nhà thờ không?  Nếu có, một nhà thờ chung hay còn có nhà thờ của các chi phái trực thuộc ?
·                     Có gia phả không?.  Tình trạng gia phả (chữ Hán, chữ Quốc ngữ…)
·                     Tóm tắt nguồn gốc và tiểu sử vị Thuỷ tổ (Đời I):
-         Tên huý, tên tục, tên tự, tên hiệu, pháp danh nếu có. Đối với những người từng làm quan, ghi rõ tước hiệu, chức vụ đi kèm theo tên huý, thường được viết trong gia phả;
-        Quê quán (xóm, ấp, làng , bản, xã, tổng, huyện, châu, xứ, đạo, thừa tuyên, tỉnh - tên cũ và mới)
-        Ngày tháng năm sinh (can chi âm lịch, chuyển sang Dương lịch), niên đại;
-        Ngày tháng năm định cư lần cuối tại quê mới (địa chỉ chi họ hiện nay);
-        Lý do chuyển cư đến quê mới ?;
-        Tên của thân phụ, thân mẫu và anh em nếu biết; Sau khi Thuỷ tổ đến định cư ở quê mới thì những người thân ở lại quê cũ hay đi đâu ?;
-        Vài nét về thân thế, sự nghiệp của Thuỷ tổ: học hành, đỗ đạt, nghề nghiệp, chức tước nếu có, quá trình hoạt động, công trạng, đặc điểm lịch sử, tính cách, cuộc sống, tuổi thọ…;
-        Tên vị Tổ bà, tuổi thọ, các con ?;
(Nếu không có gia phả, không biết chính xác, thì nêu những lời truyền khẩu hay phỏng đoán, nếu có).
·                     Vài nét sơ lược về các vị tổ từ đời II trở về sau, đặc điểm lịch sử và quá trình phân phân chi, phân phái ở các đời (nêu các chi phái tha vãng đi các nơi).
·                     Vài nét sơ lược về chi họ hiện nay (số hộ, số đinh, nơi ở, đời sống kinh tế, văn hoá, con cháu học hành đỗ đạt…).
·                     Họ tên của Tộc trưởng, tuổi, địa chỉ nơi ở, Điện thoại, Email nếu có.
·                     Họ tên nghững người hiểu biết nhiều về lịch sử dòng họ, Địa chỉ, Điện thoại, Email nếu có.
·                     Vài nét sơ lược về các chi phái chuyển cư đi nơi khác (Tổ đầu chi, số đời, số hộ, số đinh, đời sống các mặt…) nếu biết.
·                     Họ tên người viết, địa chỉ, điện thoại, Email nếu có.

......................................................
 
 
 
 
 
 
 
Đường dẫn : Download

Tác giả bài viết: Admin Sưu tầm

Nguồn tin: Dòng họ Hoàng & Huỳnh Việt nam

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn